Những câu hỏi liên quan
An Trịnh
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 1 2021 lúc 20:29

Một mặt người bằng mười mặt của

- Nghệ thuật: so sánh, nói quá, đối

- Nội dung: Khẳng định, đề cao giá trị của con người. Con người là thứ của cải quý giá nhấ

Bình luận (1)
Giang Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
lê anh tuấn
6 tháng 3 2018 lúc 18:18

Một mặt người bằng mười mặt của

- Nghệ thuật: so sánh, nói quá, đối

- Nội dung: Khẳng định, đề cao giá trị của con người. Con người là thứ của cải quý giá nhất

Thương người như thể thương thân

- Nghệ thuật: so sánh

- Nội dung: Thương người khác như thương chính bản thân mình.

Bình luận (0)
phạm thị hà trang
6 tháng 3 2018 lúc 18:19

câu tục ngữ''một mặt người bằng mười bằng mười mặt của''

nghệ thuật là:hoán dụ mặt người,so sánh cân bằng

câu tục ngữ''thương người như thể thương thân''

nghệ thuật:so sánh

Bình luận (0)
Me
Xem chi tiết
LyLy123
10 tháng 3 2020 lúc 17:11

Bài làm

Con người luôn được đánh giá là một trong những điều quý giá nhất mà tạo hóa ban cho trái đất. Và để khẳng định đúng điều này thì cha ông ta trước cũng đã có câu nói rất hay về con người đó là "Một mặt người, bằng mười mặt của”. Câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng lại bao hàm rất nhiều ý nghĩa sâu sắc cho chúng ta, từ đó chúng ta như biết thêm được vai trò cũng như trách nhiệm của bản thân với chính con người với xã hội.

Câu tục ngữ có thấy xuất hiện hai số đếm đó là một và mười. Ta thấy "một " là đơn vị đếm chỉ số ít, nhỏ. Và đi kèm với số ít đó là "mặt người" ở đây chính là thân thể cũng như là tính mạng con người. Ngược lại thì "mười" lại được xem là đơn vị đếm chỉ số nhiều. Đi liền với mười lại là " mặt của" như để những vật chất có giá trị. Thông qua việc so sánh này chúng ta có thể hiểu "một mặt người bằng mười mặt của" dường như cũng đã muốn nói rằng đó là: Tính mạng của một con người bằng rất nhiều thứ của cải vật chất có giá trị to lớn và còn có nhiều to lớn hơn thế nữa. Qủa thực ông cha ta đúc kết câu tục ngữ này nhằm khuyên nhủ cho mỗi chúng ta một bài học quý. Trong mọi trường hợp thì mỗi con người chúng ta cũng như phải biết đặt sự an toàn cho tính mạng lên trên của cải vật chất đù đó là những thứ vô cùng quý báu. Và cũng đừng nên hi sinh vì tiền bạc, vật chất to lớn và con người là còn tất cả.

Quả đúng như vậy đó, khi mà có con người sẽ có rất nhiều của cải, từ xưa đến nay điều đó đã được chứng minh. Thực tế cho thấy được rằng nếu một con người mất đi, thì những của cải chắc chắn sẽ còn đó nhưng nó có được sinh sổi nảy nở ra nhiều hơn trước không? Mà dường như khi đổi lại của cải vật chất đã bị mất đi, con người vẫn sống đó thì một ngày không xa chắc chắn một điều rằng của cải sẽ được làm ra nhiều. Như để có thể khẳng định rõ hơn chúng ta hãy cùng tìm hiểu trên nhiều khía cạnh khác nhau đề nói về vấn đề. Những điều này dường như nó không xa lạ đâu chúng ta tìm hiểu ngay trong chính gia đình. Và chính chúng ta cũng nên thử hỏi rằng những gia đình có người đã mất thì lúc đấy ta sẽ biết thêm về giá trị tính mạng của một con người. Vẫn còn đó thực tế những gia đình gặp hoàn cảnh không may như vậy, thì nếu họ sẽ không làm ra nhiều của cải vật chất như những gia đình có đầy đủ các thành viên. Chắc chắn khi còn có người thì họ sẽ không hề lùi bước mà họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm kinh tế. Và ta cũng thử hỏi những con người như cũng đang cận kề giữa 2 chữ sinh – tử thì ta còn biết hơn nữa tầm quan trọng của con người. Và muốn hiểu được giá trị của mạng người và của chúng ta hãy xem những bệnh nhân đang khao khát khỏi bệnh, với họ lúc đó mới có thể hiểu ra rằng tiền bạc chỉ là thứ ngoài thân, sức khỏe của con người, con người mới thực sự có giá trị hơn hết.

Có lẽ rằng chính vì con người có giá trị to lớn như vậy cho nên mới được so sánh một cách đầy khập khiễng như vậy. Một mặt người thôi là có thể bằng mười mặt của rồi. Nhưng nói đi cũng phải nói lại đó chính là bên cạnh ấy vần có vô vàn những kẻ quý tiền bạc hơn sinh mạng thân thể mình. Ta như biết được rằng tiêu biểu ta phải kể đến những người buôn ma túy phạm đến vòng pháp luật. Hay đó còn có những người chỉ vì tiền mà bất chấp tất cả. Qủa thật tực tế rằng họ biết rằng những việc làm đó sẽ bị phấp luật xử lí nhưng vần cố làm. Chính tiền bạc đã làm lu mờ ý chí của họ, và ta không khỏi tự hỏi tại sao những con người ấy không biết nghĩ cho bản thân cùng như toàn xã hội? Và sao họ không không biết rằng việc làm đấy sẽ gây hại, như giết nhân loại của chúng ta từng ngày từng giờ. Và quả thật khi đứng trước những hành vi như vậy xã hội cần phải lên án gay gắt mới được.

Qua câu tục ngữ hay này em như đã có cho mình một các nhìn nhận sâu sắc hơn về tính mạng con người và hiểu được giá trị đáng quý của con người. Tựu chung lại ta như thấy được người xưa đúc kết câu tục ngữ đó quả đúng đắn chí lí và thật đúng. Qủa thật đó là một trong những chân lí đắt giá, sáng ngời. Chắc chắn rằng nó sè là bài học kinh nghiệm quý báu sống mãi trong tiềm thức mỗi người đất Việt của chúng ta.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đặng Cường Thành
28 tháng 3 2020 lúc 9:20

Hình như bạn gửi sai chỗ r :))

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Loan
Xem chi tiết
Lê Loan
27 tháng 4 2022 lúc 20:53

giúp mình với

Bình luận (0)
Lê Minh Tuệ
27 tháng 4 2022 lúc 20:55

Nghệ thuật: so sánh, hoán dụ, nhân hóa, đối lập

Nội dung: con người quý hơn của cải, vật chất

Bình luận (0)
Hoa Nguyen
Xem chi tiết
Giang
7 tháng 2 2018 lúc 22:03

Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.

Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.

Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.

Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.

Bên cạnh đó câu tục ngữ trên còn phê phán thái độ coi trọng của cải và an ủi, động viên những người gặp trường hợp không may : (Của đi thay người. Người làm ra của, của không làm ra người…).

Một số câu tục ngữ có nội dung tương tự làm sáng tỏ thêm quan điểm quý trọng con người của ông cha ta như: Người sống hơn đống vàng. Lấy của che thân không ai lấy thân che của. Có vàng vàng chẳng hay phô, Có con nó nói trầm trồ dễ nghe…
Bình luận (1)
nguyễn thị thảo ngân
7 tháng 2 2018 lúc 22:06

Câu tục ngữ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa "Mặt của" và hoán dụ " mặt người", kết hợp với biện pháp so sánh A bằng B.
Về nghĩa đen câu tục ngữ nói một mặt người có thể bằng giá trị mười mặt của. Nhưng tục ngữ luôn hiểu theo nghĩa bóng-tức có ẩn dụ. Nghĩa bóng của câu tục ngữ cính là ý nghĩa của câu tục ngữ ấy: Vai trò của con người quan trọng hơn nhiều so với của cải vật chất
( con người bao gồm các yếu tố: sức khỏe, tình cảm ...)

Bình luận (2)
O=C=O
7 tháng 2 2018 lúc 22:07

Con người luôn được đánh giá là một trong những điều quý giá nhất mà tạo hóa ban cho trái đất. Và để khẳng định đúng điều này thì cha ông ta trước cũng đã có câu nói rất hay về con người đó là "Một mặt người, bằng mười mặt của”. Câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng lại bao hàm rất nhiều ý nghĩa sâu sắc cho chúng ta, từ đó chúng ta như biết thêm được vai trò cũng như trách nhiệm của bản thân với chính con người với xã hội.

Câu tục ngữ có thấy xuất hiện hai số đếm đó là một và mười. Ta thấy "một " là đơn vị đếm chỉ số ít, nhỏ. Và đi kèm với số ít đó là "mặt người" ở đây chính là thân thể cũng như là tính mạng con người. Ngược lại thì "mười" lại được xem là đơn vị đếm chỉ số nhiều. Đi liền với mười lại là " mặt của" như để những vật chất có giá trị. Thông qua việc so sánh này chúng ta có thể hiểu "một mặt người bằng mười mặt của" dường như cũng đã muốn nói rằng đó là: Tính mạng của một con người bằng rất nhiều thứ của cải vật chất có giá trị to lớn và còn có nhiều to lớn hơn thế nữa. Qủa thực ông cha ta đúc kết câu tục ngữ này nhằm khuyên nhủ cho mỗi chúng ta một bài học quý. Trong mọi trường hợp thì mỗi con người chúng ta cũng như phải biết đặt sự an toàn cho tính mạng lên trên của cải vật chất đù đó là những thứ vô cùng quý báu. Và cũng đừng nên hi sinh vì tiền bạc, vật chất to lớn và con người là còn tất cả.

Quả đúng như vậy đó, khi mà có con người sẽ có rất nhiều của cải, từ xưa đến nay điều đó đã được chứng minh. Thực tế cho thấy được rằng nếu một con người mất đi, thì những của cải chắc chắn sẽ còn đó nhưng nó có được sinh sổi nảy nở ra nhiều hơn trước không? Mà dường như khi đổi lại của cải vật chất đã bị mất đi, con người vẫn sống đó thì một ngày không xa chắc chắn một điều rằng của cải sẽ được làm ra nhiều. Như để có thể khẳng định rõ hơn chúng ta hãy cùng tìm hiểu trên nhiều khía cạnh khác nhau đề nói về vấn đề. Những điều này dường như nó không xa lạ đâu chúng ta tìm hiểu ngay trong chính gia đình. Và chính chúng ta cũng nên thử hỏi rằng những gia đình có người đã mất thì lúc đấy ta sẽ biết thêm về giá trị tính mạng của một con người. Vẫn còn đó thực tế những gia đình gặp hoàn cảnh không may như vậy, thì nếu họ sẽ không làm ra nhiều của cải vật chất như những gia đình có đầy đủ các thành viên. Chắc chắn khi còn có người thì họ sẽ không hề lùi bước mà họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm kinh tế. Và ta cũng thử hỏi những con người như cũng đang cận kề giữa 2 chữ sinh – tử thì ta còn biết hơn nữa tầm quan trọng của con người. Và muốn hiểu được giá trị của mạng người và của chúng ta hãy xem những bệnh nhân đang khao khát khỏi bệnh, với họ lúc đó mới có thể hiểu ra rằng tiền bạc chỉ là thứ ngoài thân, sức khỏe của con người, con người mới thực sự có giá trị hơn hết.

Có lẽ rằng chính vì con người có giá trị to lớn như vậy cho nên mới được so sánh một cách đầy khập khiễng như vậy. Một mặt người thôi là có thể bằng mười mặt của rồi. Nhưng nói đi cũng phải nói lại đó chính là bên cạnh ấy vần có vô vàn những kẻ quý tiền bạc hơn sinh mạng thân thể mình. Ta như biết được rằng tiêu biểu ta phải kể đến những người buôn ma túy phạm đến vòng pháp luật. Hay đó còn có những người chỉ vì tiền mà bất chấp tất cả. Qủa thật tực tế rằng họ biết rằng những việc làm đó sẽ bị phấp luật xử lí nhưng vần cố làm. Chính tiền bạc đã làm lu mờ ý chí của họ, và ta không khỏi tự hỏi tại sao những con người ấy không biết nghĩ cho bản thân cùng như toàn xã hội? Và sao họ không không biết rằng việc làm đấy sẽ gây hại, như giết nhân loại của chúng ta từng ngày từng giờ. Và quả thật khi đứng trước những hành vi như vậy xã hội cần phải lên án gay gắt mới được.

Qua câu tục ngữ hay này em như đã có cho mình một các nhìn nhận sâu sắc hơn về tính mạng con người và hiểu được giá trị đáng quý của con người. Tựu chung lại ta như thấy được người xưa đúc kết câu tục ngữ đó quả đúng đắn chí lí và thật đúng. Qủa thật đó là một trong những chân lí đắt giá, sáng ngời. Chắc chắn rằng nó sè là bài học kinh nghiệm quý báu sống mãi trong tiềm thức mỗi người đất Việt của chúng ta.

Bình luận (1)
Võ Hải Phúc Án
Xem chi tiết
Diệp Vi
25 tháng 1 2022 lúc 7:33

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Bình luận (3)
Diệp Vi
25 tháng 1 2022 lúc 7:36

Giấy rách giữ lấy lề câu 2

Bình luận (0)
Diệp Vi
25 tháng 1 2022 lúc 7:37

Cái răng,cái tóc là góc con ng câu đầu

Bình luận (0)
Mai
Xem chi tiết
minh nguyet
13 tháng 2 2021 lúc 17:19

Câu 1:

- Nghệ thuật: so sánh, nói quá, đối

- Nội dung: Khẳng định, đề cao giá trị của con người. Con người là thứ của cải quý giá nhất

Câu 2:

a, 

Tham khảo:

Câu tục ngữ giản dị, nhưng cũng cần hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. “Làm nên” ở đây có nghĩa là có được công danh, sự nghiệp, thành đạt. Như vậy, nếu không có người thầy dạy dỗ thì người học trò không thể nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức “đố mày" đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.

b, Câu tục ngữ tương tự: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

Câu 3:

a, Trạng ngữ: Từ xưa đến nay

b, Phép tu từ: nhân hóa

Tác dụng: Làm nổi bật tinh thần yêu nước, đồng thời làm cho người đọc thấy tinh thần ấy to lớn và mạnh mẽ như thế nào

Câu 4:

a, Phép liệt kê: ''Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... ''

b, Nội dung: Cho thấy truyền thống yêu nước và giữ nước của nhân dân ta từ xa xưa, đồng thời nhắc nhở chúng ta phải luôn nhớ công ơn của các vị anh hùng xưa

Bình luận (0)
ℓᶦᶯᴴ
Xem chi tiết
IloveEnglish
24 tháng 4 2023 lúc 10:23

- Đoạn thơ thể hiện sự yêu mến của tác giả với Bác Hồ. Ca ngợi sự vĩ đại, hi sinh để đổi lấy độc lập của người.
- Ẩn dụ đặc sắc
+ Nhấn mạnh rằng Bác vẫn mãi sống trong tim người dân Việt Nam

Bình luận (0)
Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Thị Hải
10 tháng 2 2020 lúc 15:43

1.

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

- Nghĩa là: Tháng năm (âm lịch) đêm ngắn, ngày dài: tháng mười (âm lịch) đêm dài, ngày ngắn.

- Có thể vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ và chuyện tính toán, sắp xếp công việc hoặc vào việc giữ gìn sức khỏe trong mùa hè và mùa đông.

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức khỏe vào những thời điểm khác nhau trong năm.

2.

* “Một mặt người băng mười mặt của.”

- Nghĩa là: Người quý hơn của rất nhiều lần. Không phải là nhân dân ta không coi trọng của, nhưng con người lai được đặt lên trên mọi thứ của cải:

- Một số câu nội dung tương tự: “Người sống hơn đống vàng”, “Người làm ra của chứ của không làm ra người”...

- Câu này được sử dụng:

+ Phê phán coi của hơn người:

+ An ủi, động viên “của đi thay người.”

+ Đạo lí triết lí sống: Con người đặt lên trên mọi của cải.

+ Khuyến khích sinh nhiều con (đây là vấn đề cần phê phán, không phù hợp với xã hội ngày nay).

3.

* “Học ăn, học nói, học gói, học mở.”

- Câu tục ngữ này có bốn vế vừa có quan hệ đẳng lập, vừa có quan hệ bổ sung cho nhau. Từ “học” lặp bốn lần, vừa nhân mạnh vừa để mở ra những điều con người cần phải học.

+ Học ăn, học nói: đó là “ăn nên đợi, nói nên lời”.

“Lời nói gói vàng”;

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau''...

+ Học gói, học mở: là tiêu chuẩn của con người khéo tay, lịch thiệp khi gói

Và mở sự vật như quà bánh. Suy rộng ra, còn có thể hiểu là học để biết làm, biết giữ mình và biết giao tiếp với người khác.

- Mỗi hành vi của con người đều “tự giới thiệu” với người khác và đều được người khác đánh giá. Vì vậy, con người phải học đổ chứng tỏ mình là người lịch sự tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế, tức là con người có nhân cách.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa